Lập trình vi điều khiển - cơ bản
Lập trình Vi điều khiển PIC16F – Khóa cơ bản
Tên khóa học: LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC16F- CƠ BẢN
Ngày khai giảng dự kiến: 16/10/2023
Thời lượng: 15 buổi (2h/ buổi)
Thời gian: Khung thời gian tùy chọn hoặc theo lịch trung tâm
Địa điểm: 35 Hữu Nghị, Bình Thọ, Thủ Đức
Học phí gốc: 4000.000 đ/ khóa (ưu đãi học phí xem bên dưới)
- Giảm 5% học phí dành cho sinh viên và đăng ký trước 12/10/2023 còn 3.800.000 đ/khóa
- Giảm 10% học phí nhóm 3 người còn 3.600.000đ/ khóa
- Giảm 15% học phí nhóm 5 người còn 3.400.000 đ/ khóa
Đăng ký khóa học tại đây: ĐĂNG KÝ
Hotline tư vấn/ zalo: 0938 644 732
MÔ TẢ KHÓA HỌC
Chào mừng bạn đến với Khóa học Lập trình vi điều khiển cơ bản của HTA, một khóa học thực chiến được biên soạn tích hợp giữa lý thuyết và dự án thực tế nhằm trang bị cho người học những kỹ năng và kiến thức cần thiết trong lĩnh vực Lập trình vi điều khiển.
Trong khóa học này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu bộ vi điều khiển. Một bộ não đằng sau hàng triệu thiết bị điện tử và hệ thống nhúng hiện nay. Những ai đang đang quan tâm đến các lĩnh vực dẫn đầu hiện nay như Robot, Internet of Things (IoT), Tự động hóa … thì khóa học này là điểm khởi đầu hoàn hảo cho bạn.
Trong suốt chương trình học tại HTA, bạn sẽ được hướng dẫn bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lập trình vi điều khiển. Họ sẽ cung cấp đầy đủ các kiến thức nền tảng và chuyên sau, đảm bảo trải nghiệm học tập toàn diện cho bạn. Chương trình giảng dạy được thiết kế cẩn thận của chúng tôi kết hợp lý thuyết với các dự án thực tế, cho phép bạn áp dụng kiến thức của mình vào các tình huống thực tế.
MỤC TIÊU KHÓA HỌC
- Hiểu các nguyên tắc cơ bản của bộ vi điều khiển, kiến trúc của chúng và cách chúng tương tác với các thành phần bên ngoài.
- Tìm hiểu nhiều ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng trong phát triển vi điều khiển, chẳng hạn như ngôn ngữ C và hợp ngữ.
- Đạt được trình độ thành thạo trong việc các công cụ phần mềm để phát triển, gỡ lỗi và thử nghiệm các chương trình vi điều khiển.
- Nắm vững các kỹ thuật lập trình cần thiết cho đầu vào/đầu ra số (I/O), chuyển đổi tương tự sang số, bộ hẹn giờ, ngắt và giao thức truyền thông (UART, SPI, I2C).
- Phát triển kỹ năng thực hành bằng cách thực hiện các dự án thực tế trong suốt khóa học.
- Tìm hiểu các phương pháp hay nhất để khắc phục sự cố và gỡ lỗi các chương trình vi điều khiển, đảm bảo chức năng mạnh mẽ và đáng tin cậy.
KẾT QUẢ KHÓA HỌC
- Khi kết thúc Lớp học lập trình vi điều khiển này, bạn sẽ có nền tảng vững chắc về lập trình vi điều khiển, cho phép bạn tự tin giải quyết nhiều dự án và theo đuổi chuyên môn sâu hơn trong lĩnh vực thú vị này.
- Bạn sẽ được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học.
ĐỐI TƯỢNG KHÓA HỌC
- Sinh viên theo đuổi các ngành về kỹ thuật điện, điện tử, cơ- điện tử, khoa học máy tính, robot hoặc các lĩnh vực liên quan.
- Người đi làm muốn mở rộng và nâng cao kiến thức chuyên ngành.
- Những người đam mê điện tử và những người có sở thích mong muốn biến các dự án thành hiện thực.
- Các bạn muốn tìm hiểu và học hỏi về dòng vi điều khiển PIC.
- Các sinh viên gần ra trường muốn bổ sung kiến thức thực tế để đi xin việc lập trình embedded…
NỘI DUNG KHÓA HỌC
Thời lượng: 15 buổi (2h/ buổi)
Buổi (2H) | Nội dung |
1 | TỔNG QUAN
1. Giới thiệu nội dung khóa học. 2. Giới thiệu vi điều khiển và ứng dụng. 3. Sự khác biệt giữa vi xử lý và vi điều khiển. 5. Giới thiệu vi điều khiển PIC 16F của hãng Microchip 6. Phần mềm sử dụng trong khóa học (CCS, PICKIT2 và PROTUES) 7. Giới thiệu về kit thực hành Vi điều khiển PIC 16F887 Lab 1: Cài đặt các phần mềm. Sau đó biên dịch và nạp chương trình vào kit xem thành quả thực tế. (Lưu ý: Chương trình và kit người hướng dẫn sẽ viết và chuẩn bị) |
2 | HOẠT ĐỘNG XUẤT VÀ NHẬP (I/O) (P1)
1. Giới thiệu lập trình CCS-C cho vi điều khiển 2. Chức năng và thư viện cho PIC 16F887 trong CCS C 3. Giới thiệu các Port của PIC 16F887 2. Cấu hình và điều khiển GPIO 4. Giao tiếp LED Lab 2-1: Viết chương trình thực hiện điều khiển LED theo nhiều hiệu ứng |
3 | HOẠT ĐỘNG XUẤT VÀ NHẬP (I/O) (P2)
5. Giao tiếp Relay 6. Giao tiếp nút nhấn Lab 2-2: Viết chương trình hẹn thời gian đóng/cắt relay, thời gian được điều chỉnh bằng nút nhấn. |
4 | HOẠT ĐỘNG XUẤT VÀ NHẬP (I/O) (P3)
7. Giao tiếp LED 7 đoạn 7.1. Giới thiệu LED 7 đoạn 7.2. Giao tiếp LED 7 đoạn trực tiếp 7.3. Giao tiếp IC 7447 giải mã LED 7 đoạn 7.4. Giao tiếp LED 7 đoạn quét Lab 2-3: Viết chương trình đếm từ 00-99 hiển thị LED 7 đoạn đơn Lab 2-4: Viết chương trình giờ phút giây hiển thị LED 7 đoạn sử dụng IC 7447 Lab 2-5: Viết chương trình giờ phút giây hiển thị LED 7 đoạn quét |
5 | HOẠT ĐỘNG XUẤT VÀ NHẬP (I/O) (P4)
8. Giao tiếp LCD 8.1. Giới thiệu LCD 8.2. Giao tiếp LCD theo chế độ 8 bit 8.3. Giao tiếp LCD theo chế độ 4 bit Lab 2-6: Viết chương trình hiển thị họ tên và ngày sinh trên LCD nội dung hiển thị được dịch sang phải sử dụng chế độ 8bit Lab 2-7: Viết chương trình hiển thị lịch vạn niên trên LCD sử dụng chế độ 4bit, có phím nhấn điều chỉnh thời gian. |
6 | HOẠT ĐỘNG XUẤT VÀ NHẬP (I/O) (P5)
9. Giao tiếp ma trận LED 10. Giao tiếp ma trận phím 11. Mở rộng ngõ ra sử dụng IC 74HC595 12. Mở rộng ngõ ra sử dụng IC 74HC573 Lab 2-8: Viết chương giao tiếp ma trận LED sử dụng IC 74HC595 Lab 2-9: Viết chương giao tiếp ma trận LED sử dụng IC 74HC573 Lab 2-10: Viết chương trình đọc ma trận phím và hiển thị ký tự lên ma trận LED |
7 | TIMER VÀ COUNTER
1. Giới thiệu các Timer và Counter của PIC 16F887 2. Cấu hình và thiết lập Timer0 3. Cấu hình và thiết lập Timer1 4. Cấu hình và thiết lập Timer2 Lab 3-1: Viết chương trình hiển thị giờ phút giây lên LCD sử dụng chế độ định thời của Timer Lab 3-2: Viết chương trình thực hiện đếm sản phẩm sử dụng chế độ đếm xung ngoại |
8 | ĐIỀU CHỈNH ĐỘ RỘNG XUNG (PWM)
1. Giới thiệu các PWM của PIC 16F887 2. Ứng dụng PWM 3. Tính toán các thông số PWM 3. Cấu hình và thiết lập PWM Lab 4: Viết chương trình điều khiển tốc độ động cơ 10 cấp độ sử dụng nút nhấn và hiển thị cấp độ trên LED 7 đoạn |
9 | CHUYỂN ĐỔI TƯƠNG TỰ SANG SỐ (ADC)
1. Giới thiệu các ADC của PIC 16F887 2. Cấu hình ADC 3. Đọc giá trị ADC Lab 5: Viết chương trình đọc giá trị nhiệt độ từ cảm biến LM35 hiển thị lên màn hình LCD và điều kiện nhiệt độ lớn hơn 40 độ C sẽ kích hoạt relay ngược lại relay không hoạt động. |
10 | NGẮT VÀ XỬ LÝ NGẮT
1. Giới thiệu Ngắt của PIC 16F887 2. Ngắt ngoài 3. Ngắt timer 4. Ngắt ADC Lab 6: Viết chương trình sử dụng ngắt ngoài và timer để giao tiếp với cảm biến siêu âm SRF04 đo khoảng cách |
11 | TRUYỀN THÔNG NỐI TIẾP (P1)
1. Giao thức UART Lab 7-1: Viết chương trình giao tiếp Module Bluetooth HC05 |
12 | TRUYỀN THÔNG NỐI TIẾP (P2)
2. Giao thức I2C Lab 7-2: Viết chương trình giao tiếp IC thời gian thực DS1307 |
13 | TRUYỀN THÔNG NỐI TIẾP (P3)
3. Giao thức SPI Lab 7-3: Viết chương trình giao tiếp với mạch đọc thẻ RFID |
14 | PHÁT TRIỂN DỰ ÁN CÁ NHÂN (PHẦN 1)
1. Lựa chọn một dự án vi điều khiển 2. Lập kế hoạch các yêu cầu và chức năng của dự án 3. Thiết kế sơ đồ nguyên lý hệ thống |
15 | PHÁT TRIỂN DỰ ÁN CÁ NHÂN (PHẦN 2)
4. Viết chương trình thực hiện chức năng dự án 5. Gỡ lỗi và khắc phục sự cố 7. Kiểm tra và hoàn thiện dự án 8. Hoàn thiện việc thực hiện dự án |
HÌNH ẢNH KHÓA HỌC
THÔNG TIN ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN PIC16F- CƠ BẢN
Ngày khai giảng: 16/10/2023 Đăng ký khóa học tại đây: ĐĂNG KÝ
Thời lượng: 15 buổi (2h/ buổi)
Thời gian: Theo lịch trung tâm hoặc tùy chọn
Địa điểm: Thủ Đức
Hotline tư vấn/ zalo: 0938 644 732
Học phí gốc: 4000.000 đ/ khóa (ưu đãi học phí xem bên dưới)
- Giảm 5% học phí dành cho sinh viên và đăng ký trước 12/10/2023 còn 3.800.000 đ
- Giảm 10% học phí nhóm 3 người còn 3.600.000đ
- Giảm 15% học phí nhóm 5 người còn 3.200.000 đ
Đăng ký khóa học tại đây: ĐĂNG KÝ
Hotline tư vấn/ zalo: 0938 644 732
Thông tin khóa học
- Hoạt động Lập trình vi điều khiển - cơ bản